Hạt giống mướp đắng khổ qua trắng

Thông tin hạt giống:

+ Xuất xứ: Hà Lan; Tỷ lệ nảy mầm: >80%; Độ thuần: 99%; Màu sắc: Quả màu trắng

+ Thời gian gieo trồng: Quanh năm; Nơi trồng thích hợp: Trong chậu, ngoài ruộng vườn

+ Nhiệt độ gieo: 15-30 độ C; Nhiệt độ sinh trưởng: 15-35 độ C

+ Thời gian nảy mầm: 4-8 ngày; Thời gian thu hoạch : 60-64 ngày

+ Chiều cao cây : Thân Leo; Số lượng hạt: 10 hạt/ gói; Hạn hạt giống sử dụng: 2 năm.

Xuất xứ :

Số lượng :

Tỉ lệ nảy mầm :

Giá : 25.000 đ

Giới thiệu hạt giống mướp đắng khổ qua trắng

Bên cạnh cung cấp dòng hạt giống mướp đắng quả xanh thì hiện nay tại cửa hàng Thế Giới Hạt Giống còn cung cấp thêm dòng hạt giống mướp đắng trắng. Đây là dòng giống có xuất xứ từ Hà Lan với tỷ lệ nảy mầm vượt trội, cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh trong mọi điều kiện thời tiết nước ta, khả năng phân nhánh khỏe, chiều dài cây đạt khoảng 6 – 7m, quả màu trắng có kích thước lớn, vị hơi đắng và ngọt, cùi dày, giòn, quả dài khoảng 30 – 35cm nên rất được thị trường ưa chuộng, cây cho năng suất cao, thời gian thu hoạch ngắn khoảng 60 – 65 ngày sau khi gieo trồng.

Mướp đắng trắng hay còn được gọi là khổ qua trắng là một giống đặc biệt mới du nhập về Việt Nam trong những năm gần đây, cây cho quả có màu trắng từ phần da bên ngoài đến phần thịt bên trong. Nên có khá nhiều người đã ví dòng mướp đắng trắng này là mướp đắng bạch tuyết.

Dòng mướp đắng trắng không chỉ cho nhiều quả, năng suất cao, dễ trồng, dễ chăm sóc, loại dòng sản phẩm này cũng được đánh giá cao về thành phần dinh dưỡng. Loại quả có tác dụng giải độc, sáng mắt, giải nhiệt, có lợi cho máu, tăng cường sức khỏe. Đây là loại quả bạn nên gieo trồng tại nhà để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày trong gia đình.

Nếu bạn đang tìm kiếm dòng hạt giống mướp đắng – khổ qua trắng, mà chưa tìm được cơ sở cung cấp uy tín. Hãy liên hệ với cửa hàng Thế Giới Hạt Giống để nhận được hạt giống chất lượng, hạt chắc mẩy, dòng F1 nên luôn đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao, sản phẩm được đóng gói và bảo quản cẩn thận nên quý khách hoàn yên tâm khi gieo trồng.

Thông tin hạt giống khổ qua trắng tại cửa hàng

+ Xuất xứ: Hà Lan

+ Tỷ lệ nảy mầm: >80%

+ Độ thuần: 99%

+ Màu sắc: Quả màu trắng

+ Thời gian gieo trồng: Quanh năm

+ Nơi trồng thích hợp: Trong chậu, ngoài ruộng vườn

+ Nhiệt độ gieo: 15-30 độ C

+ Nhiệt độ sinh trưởng: 15-35 độ C

+ Thời gian nảy mầm: 4-8 ngày

+ Thời gian thu hoạch: 60-64 ngày

+ Chiều cao cây: Thân Leo

+ Số lượng hạt: 10 hạt/ gói

+ Hạn hạt giống sử dụng: 2 năm.

Kỹ thuật gieo trồng mướp đắng theo tiêu chuẩn VietGAP

  • Phần 1: Điều kiện gieo trồng khổ qua theo tiêu chuẩn VietGAP

- Đất gieo trồng: Đất gieo trồng khổ qua phải là đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng hữu cơ, không bị ô nhiễm, đất gieo trồng phải xa vùng ô nhiễm như các khu công nghiệp, bãi rác, nghĩa trang, bệnh viện,…

- Nước tưới: Nước tưới cho cây mướp trắng là nước sạch, đảm bảo không bị ô nhiễm kim loại nặng và các lượng vi sinh vật gây bệnh vượt mức cho phép. Không sử dụng nguồn nước thải công nghiệp, nước thải khu dân cư, lò giết mổ gia cầm, không sử dụng phân tươi để tưới.

- Phân bón: Sử dụng các loại phân có trong danh mục được sử dụng tại Việt Nam, sử dụng phân chuồng đã được ủ hoai mục. Không được sử dụng các loại phân hữu cơ chưa hoai mục để bón cho cây, không sử dụng các loại phân bón có nguồn gốc từ các khu công nghiệp, rác thải - sinh hoạt. Lượng dùng phân phải đúng quy trình và tiêu chuẩn của VietGAP

- Thuốc BVTV: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được cấp phép tại Việt Nam, chỉ mua tại các cửa hàng được phép buôn bán kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, khi sử dụng phải đảm bảo vệ sinh an toàn và phải được ghi chép lưu trữ trong hồ sơ để tiện cho quá trình theo dõi.

  • Phần 2: Tiêu chuẩn chọn giống gieo trồng

- Lựa chọn giống mướp đắng nói riêng và các dòng hạt giống khác nói chung phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất. Giống nhập nội phải kiểm dịch thực vật, giống tự sản xuất phải được ghi chép hồ sơ cẩn thận. Lựa chọn giống phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện đất đai, khí hậu của từng địa phương.

- Tuyệt đối không lựa chọn giống có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, hạt giống bị nhiễm các loại sâu bệnh, hạt giống trôi nổi trên thị trường. Vì có tỷ lệ nảy mầm thấp, năng suất kém, chất lượng quả thấp, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

  • Phần 3: Phương pháp làm đất trồng theo tiêu chuẩn

- Đất trước khi gieo trồng cần đảm bảo được dọn dẹp sạch sẽ cỏ dại, thu dọn tàn dư thực vật từ vụ trước. Sau đó bà con tiên hành cày ải cho đất được tơi xốp và phơi ải dưới nắng từ 7 – 10 ngày trước khi trồng. Bà con có thể bón thêm vôi bột 50 – 100kg cho 1000m2 để diệt trừ sâu bệnh hại cũng như làm giảm tính kiềm của đất.

- Sau khi làm đất xong thì bà con tiến hành lên luống để gieo trồng, luống rộng từ 1 – 1,2m, cao từ 20 – 25cm, trồng hàng đơn cách nhau 0,8 – 1m, không cách trồng cây cách cây tầm 50cm. Bà con tiến hành bón lót: 2 tấn phân hữu cơ + 50kg lân + 10kg NPK + 60 kg bánh dầu.

- Sau khi làm đất xong thì bà con tiếp tục dựng giàn bằng cột tre, kéo lưới với chiều cao phải đạt từ 2 – 2,5m, hệ thống giàn cần đảm bảo chắc chắn để cây có thể leo tốt, phát triển nhánh, dễ dàng thu hoạch.

- Nếu gieo trồng mùa mưa thì bà con cần chú ý làm các rãnh để thoát nước tốt tránh cây bị ngập úng. Sau khi chuẩn bị xong thì bà còn cần phải phủ 1 lớp nilon lên các luống để giữ ẩm tốt hơn và hạn chế cỏ dại phát triển.

  • Phần 4: Phương pháp gieo mướp đắng bằng hạt

- Hạt giống sau khi mua về thì bà con cần phải xử lý trước khi đem gieo trồng để đạt tỷ lệ nảy mầm tốt hơn, đạt độ đồng đều cao. Bà con xử lý bằng cách ngâm hạt giống trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong khoảng 4 – 6 giờ, sau đó tiến hành vớt hạt ra rồi tiến hành đem ủ trong khăn ẩm (có thể sử dụng khăn vải hoặc khăn giấy).

- Bà con tiến hành cho hạt giống vào trong khăn ẩm, gấp gọn lại, tưới nước bằng bình tưới phun sương cho khăn có độ ẩm nhất định, sau đó cho túi bóng buộc kín miệng túi, để ở nơi ấm áp có nhiệt độ từ 28 – 30 độ c, sau khoảng 1 – 2 ngày thì hạt giống bắt đầu nứt nanh nảy mầm trắng thì bà con tiến hành đem gieo trồng.

- Bà con có thể gieo trồng trực tiếp hoặc gieo trong bầu đến khi cây con giống đạt tiêu chuẩn mới tiến hành trồng nơi sản xuất. Bà con tiến hành gieo 1 – 2 hạt cho một hốc nếu gieo trực tiếp, còn gieo trong bầu thì 1 hạt 1 bầu. Như vậy mật độ gieo trồng trực tiếp sẽ khoảng 1400 – 1800 cây cho 1000m2.

  • Phần 5: Chế độ trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh

- Sau khi trồng từ 10 – 15 ngày, hoặc sau khi hạt giống nảy mầm từ 15 – 20 ngày thì bà con cần loại bỏ những cây yếu, cây bị sâu bệnh, hoặc loại bỏ cây bị chết để thay thế cây khác vào, có như vậy mới đảm bảo mật độ trồng, năng suất của mướp đắng.

- Trong giai đoạn cây phát triển mạnh thì bà con tiến hành, cây bắt đầu phủ giàn thì bà con cần tỉa bớt các lá già, lá bị bệnh, cành nhánh yếu ớt để tạo độ thông thoáng cho vườn trồng, nhằm hạn chế sâu bệnh hại. Giai đoạn này bà con cũng cần loại tỉa bỏ những cây bị bệnh khi thời tiết khô ráo để tránh sâu bệnh hại phá hoại.

- Trong suốt quá trình chăm sóc cây mướp đắng cần chú ý quan sát, kiểm tra để phát hiện sâu bệnh hại sớm từ đó đưa ra phương pháp xử lý cho kịp thời, nhanh chóng tránh làm ảnh hưởng tới năng suất của cây.

- Phương pháp để hạn chế sâu bệnh hại đó là làm đất canh tác cẩn thận, làm sạch cỏ dại, làm đất kỹ càng, bón lót vôi, sử dụng màng phủ nilon nông nghiệp, phát hiện và diệt trừ sớm sâu bệnh. Nếu để sâu bệnh hại quá lớn thì có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun nhưng cần đảm bảo đúng quy trình, liều lượng, phương pháp.

  • Phần 6: Chế độ tưới nước cho cây khổ qua

- Đối với cây khổ qua mà bà con trồng khi thời tiết nắng nóng thì cần đảm bảo tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Còn trồng vào mùa mưa thì tùy vào điều kiện thời tiết mà bà con có chế độ tưới nước cho phù hợp. Khi trời mưa to thì cần làm hệ thống thoát nước nhanh để tránh cây bị ngập úng gây chết cây.

- Vào thời kỳ cây phát triển lớn mạnh, nhất là thời kỳ cây ra hoa đậu quả thì bà con chú ý tăng lượng nước để tạo điều kiện cho cây có thể hấp thụ đủ nhu cầu nước, như thế sẽ tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả.

  • Phần 7: Bón phân cho mướp đắng

- Trong quá trình gieo trồng mướp đắng ngoài vườn theo hướng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP thì bà con cần bón phân. Lượng phân bón cho 1000m2 bao gồm: 2 tấn phân chuồng + 60 kg bánh dầu + 50kg lân + 10 kg ure + 12 kg DAP + 10 kg kali + 50kg NPK. Có thể thay phân chuồng bằng các loại phân vi sinh với liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.

=> Các thời kỳ bón bao gồm:

+ Thời kỳ bón: Bón lót: 2 tấn phân hữu cơ + 50kg lân + 10kg NPK + 60 kg bánh dầu.

+ Bón thúc lần 1: Sau khi gieo từ 7 – 10 ngày: 2 kg ure + 5 kg DAP + 3 kg NPK.

+ Thúc lần 2: Sau 14 – 18 ngày sau gieo:  3 kg ure + 5 kg DAP + 2 kg kali.

+ Thúc lần 3: Sau khi gieo từ 20 – 28 ngày: 5 kg ure + 10kg NPK + 5kg kali.

+ Thúc lần 4: Sau gieo từ 30 – 35 ngày: 10 – 20 NPK + 3 kg kali.

+ Sau mỗi lần thu hoạch bón bổ sung với lượng phân 10kg NPK, cách 10 ngày bón 1 lần.

+ Khi cây chuyển sang giai đoạn ra hoa, đậu quả có thể phun bổ sung các loại phân bón lá để hỗ trợ cho cây sinh trưởng phát triển mạnh, tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả, tăng năng suất, sản lượng cho cây khổ qua.

+ Phương thức bón: Đối với bón lót: Trộn đều các loại phân bón, bón trên mặt luống sau khi lên luống, bón xong mới tiến hành phủ nilon. Bón thúc có thể bón dưới rãnh hoặc đục lỗ cách lỗ gieo hạt từ 10 – 15 cm.

  • Phần 8: Thu hoạch và bảo quản

- Khoảng 60 – 65 ngày sau khi gieo trồng, khoảng 7 – 10 ngày sau khi thụ phấn, khi thấy trái khổ qua chuyển sang màu sáng bóng thì bà con tiến hành thu hoạch quả. Khi thu hoạch cần dùng dao kéo sắc cắt nhẹ nhàng tránh làm tổn thương cây. Cứ khoảng 2 – 3 ngày bà con tiến hành thu hoạch 1 lần. Thời gian thu hoạch kéo dài 1 – 2 tháng, mỗi cây cho khoảng 3 – 4 kg quả, năng suất đạt 2 – 4 tấn cho 1.000m2.

- Sau khi thu hoạch bà con tiến hành bảo quản, đóng gói và vận chuyển. Khi làm phải cẩn thận để tránh sản phẩm bị dập nát và bụi bặm. Khi đưa ra thị trường cần đảm bảo tươi, sạch.

Bình luận Facebook

Ý kiến của bạn

Hotline: 094.890.72.76
Facebook
Zalo: 094.890.7276